Khi thực hiện ghép xương răng, bác sĩ sẽ tiến hành việc tách lợi để lộ ra xương hàm rồi ghép thêm xương vào trong
Mục lục nội dung
Cấy ghép xương hàm kỹ thuật nha khoa nhằm bổ sung một lượng xương nhân tạo hoặc xương tự thân vào phần bị khuyết trong xương ổ răng. Đây là kỹ thuật cần thiết để xây dựng nền tảng vững chắc cho trụ răng implant, đây là phương pháp phục hình răng giả tiên tiến nhất hiện nay. Vậy, cấy ghép xương hàm trong trường hợp nào? Chi phí cấy ghép xương hàm bao nhiêu là những thắc mắc của những bệnh nhân mất răng lâu năm hay vừa mới nhổ răng đang có ý định trồng răng implant.
Tìm hiểu về cấy ghép xương hàm trong implant
Phẫu thuật cấy ghép xương hàm trong implant không phải là kỹ thuật mới. Cấy ghép xương hàm là kỹ thuật nhằm bổ sung một lượng xương nhân tạo hoặc xương tự thân vào phần bị khuyết trong xương ổ răng. Để ca cấy ghép Implant diễn ra thành công, xương hàm phải đảm bảo yếu tố về mật độ, thể tích và số lượng. Từ đó mới có thể giúp cho việc tích hợp giữa trụ và xương diễn ra thuận lợi. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân viêm nha chu, mất răng lâu năm hoặc chấn thương. Đây cũng là bước tạo điều kiện cần thiết cho việc cấy ghép răng Implant. Trước khi cấy ghép xương hàm trồng Implant, bác sĩ sẽ chụp phim CT 3D để xác định mật độ xương hàm và sức khỏe răng miệng tổng thể. Khi xương hàm bị tiêu đi nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương đồng thời cùng lúc với việc cấy ghép Implant. Hoặc thực hiện ghép xương trước, đợi thời gian tích hợp trụ thành công có thể kéo dài trong khoảng 3 – 6 tháng, khi xương đã tích hợp có thể bắt đầu cấy trụ Implant.
Cấy ghép xương hàm trong trường hợp nào?
Cấy ghép xương hàm trong trường hợp nào? Không phải tất cả trường hợp trồng răng implant đều bắt buộc phải cấy ghép xương hàm. Thông thường, ghép xương sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
Trường hợp bệnh nhân bị mất răng lâu năm
- Trường hợp bệnh nhân bị mất răng lâu năm vì khi mất răng lâu năm, do không có tác động kích thích nên xương hàm rất dễ bị tiêu biến đi. Sau khoảng hơn 6 tháng, hiện tượng tiêu xương hàm sẽ xảy ra. Vì vậy, để đảm bảo tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant ở những người mất răng lâu năm, bác sĩ sẽ chỉ định ghép thêm xương hàm.
- Trường hợp bệnh nhân có chất lượng xương không đảm bảo, mặc dù đủ mật độ xương đế cấy ghép, nhưng do chất lượng xương hàm không đủ ổn định, bác sĩ sẽ yêu cầu cấy ghép xương răng.
- Trường hợp bệnh nhân mới bị mất răng hoặc sau khi thực hiện nhổ răng bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện ghép thêm xương. Thời gian cấy ghép xương và đặt trụ có thể thực hiện cùng lúc, bởi thời gian tích hợp cũng nhanh chóng và đơn giản.
Chi phí cấy ghép xương hàm bao nhiêu?
Chi phí cấy ghép xương hàm bao nhiêu? Chi phí cấy ghép xương hàm phụ thuộc vào từng phương pháp, loại vật liệu xương và số lượng răng cần phải ghép xương.
Chi phí ghép xương răng tự thân thường cao hơn so với ghép xương nhân tạo hoặc xương bột
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tiêu xương hàm và sức khỏe răng miệng mỗi người mà chỉ định nên sử dụng vật liệu nào và sẽ báo giá cụ thể chi tiệt vật liệu đó. Tình trạng tiêu xương hàm nhẹ, chỉ mới bắt đầu xảy ra sau khi mất răng 3 tháng bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung xương bột vào ổ răng. Nếu tiêu xương nặng hơn, Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương nhân tạo hoặc xương tự thân. Chi phí ghép xương răng tự thân thường cao hơn so với ghép xương nhân tạo hoặc xương bột. Bởi, ghép xương tự thân có khả năng thích ứng cao hơn, tỉ lệ tích hợp trụ Implant nhanh hơn so với xương nhân tạo.